Điện tử Linh Anh

Có nhạc lossless rồi, vậy nghe thế nào cho hay và tối ưu chất lượng âm thanh của loa

Những cách tối ưu hóa âm thanh của loa, và cách nghe nhạc chất lượng cao hiệu quả, nên sử dụng giải mã DAC của loa hay của thiết bị nghe nhạc

Có thể nói nghe nhạc trực tiếp trên máy tính, laptop, điện thoại, Music Server, Receiver,... chính là giải pháp nghe nhạc số tiện lợi và cao cấp hiện nay, nó không hạn chế số lượng bài hát như trên đĩa CD, SACD, đĩa than, Băng từ,... hơn nữa đường truyền cũng ổn định, đa dạng hơn nữa. Nên trong bài viết này, nếu các bạn đã có nhạc chất lượng cao, hoặc đã tải nhạc Lossless trên trang web của mình, thì mình sẽ hướng dẫn các bạn các cách nghe nhạc chất lượng cao đó trên máy tính, điện thoại... một cách hiệu quả nhất, từ miễn phí đến trả phí, để các bạn có thể nâng cao chất lượng âm thanh từ những dàn âm thanh mình hiện đang sở hữu.




Đầu tiên mình sẽ phân ra làm 2 cách đó là cách truyền không dây, và cách thứ 2 là cách truyền trực tiếp qua dây cắm

1. Truyền âm thanh chất lượng cao không dây

Với cách thứ nhất này thì dĩ nhiên hiệu quả sẽ không thể được như cắm trực tiếp, nhưng nó lại là cách đang được sử dụng nhiều nhất vì tính tiện lợi không cần dây, ở đây mình sẽ không nói đến phương thức truyền qua Bluetooth, vì hiện tại băng thông của Bluetooth vẫn chưa đảm bảo để truyền 1 bài hát dung lượng cao mà không có nén và không có tổn thất tín hiệu, mà mình sẽ nói đến phương thức truyền qua Wifi qua công nghệ AirPlay, DLNA, hoặc qua giao thức UPnP, và tiện lợi nhất là truyền nhạc bản quyền chuẩn MQA qua wifi từ các trang nghe nhạc trực tuyến danh tiếng như Spotify, Apple Music, Amazon Music, ...

- Đầu tiên với Airplay thì các bạn chác nghe khá quen rồi, đây là tiêu chuẩn truyền hình ảnh và âm thanh qua wifi của Apple phát triển, nên tất cả các loa, âm ly mà được tích hợp công nghệ này thì iPhone, iPad, Macbook đều có thể truyền nhạc đến thiết bị mà không cần dây, và chơi với chất lượng khá cao, tới năm 2017 thì Apple đã giới thiệu tới người dùng công nghệ Airplay 2, với cộng nghệ này thì những thiết bị ra mắt sau 2017 mà có tích hợp, các bạn còn có thể truyền không dây đến rất nhiều loa, âm ly, DAC, Music Receiver của nhiều thương hiệu khác nhau cùng một lúc khá là tiện lợi cho Party hay chơi nhạc đa phòng.

Các loa hỗ trợ Airplay 2 mình có thể đưa ra 1 vài ví dụ như: Devialet Phantom, các dòng loa B&O, các dòng loa Dynaudio musicNaim muso, các mẫu loa Citation của Harman Kardon, …



iPhone truyền nhạc chất lượng cao không dây q
ua AirPlay tới Music Receiver MOON ACE


- Tiếp theo với DLNA thì sẽ tương tự như Aiplay nhưng đây là công nghệ được khởi sướng bởi Sony và hiện được hỗ trợ chủ yếu trên các thiết bị chạy hệ điều hành Android, công nghệ này được tích hợp trên khá nhiều các sản phẩm loa không dây chất lượng cao ví dụ ngoài một số các loa mình nói ở trên thì DLNA còn được hỗ trợ trên các dòng loa thuộc hệ Heos của Denon hoặc dòng sản phẩm Enchant của Harman Kardon,...

- Với UPnP thì là 1 công nghệ tích hợp trên Music Server hoặc các loa có hỗ trợ, giúp loa, dàn âm thanh có thể đọc các bản nhạc chất lượng cao đang được lưu trữ ở ổ cứng mạng hay các thiết bị lưu trữ khác trong mạng như PC hay Laptop, thường thì chúng ta sẽ sử dụng một phần mềm để lựa chọn các bài hát trong ổ cứng mạng đó ví dụ như phần mềm BubbleUPnP trên điện thoại.



Music Receiver Pioneer Stream nhạc chất lượng cao qua qua Tidal sử dụng chuẩn MQA mới



Cuối cùng là chuẩn nhạc MQA mới được các phần mềm chơi nhạc trực tuyến danh tiếng đang sử dụng, là 1 chuẩn nhạc không phải lossless nhưng lại được sử dụng các thuật toán để xử lý, sàng lọc file thông minh, cắt lọc những dải tần vượt quá ngưỡng nghe và tối ưu lại, giúp cho dung lượng file tuy không cao nhưng lại cho ra âm thanh sạch và chi tiết khá bất ngờ


2. Truyền âm thanh sử dụng các loại dây dây dẫn

Đây là cách mà âm thanh được truyền đi tốt nhất, và với cách này mình sẽ chia ra làm hai nhóm loa. Nhóm thứ nhất là những loa có kết nối đặc biệt hỗ trợ nghe nhạc trực tiếp từ máy tính, điện thoại qua cổng USB, Nhóm thứ hai là những loa còn lại chỉ có jắc 3.5mm AUX hoặc RCA 2 đầu trắng đỏ mà chúng ta vẫn gọi là jắc hoa sen hoặc AV.

- Với nhóm thứ nhất là nhóm loa có kết nối đặc biệt hỗ trợ truyền nhạc trực tiếp qua đường dây cáp USB thì khá dễ rồi, mình có thể liệt kê ra một số mã như Klipsch the three (sử dụng chuẩn USB-B), the fives (sử dụng chuẩn USB-B), the sixes (sử dụng chuẩn USB-B), Kef ls 50w (sử dụng chuẩn USB-B), Naim Muso (sử dụng cáp Lightning),… hay kể cả những loa Bluetooth di động như bose revolve (sử dụng chuẩn USB-C hoặc Micro USB tùy đời mới hay cũ), b&O beoplay a1 (sử dụng chuẩn USB-C), beolit 17 (sử dụng chuẩn USB-C), beolit 20 (sử dụng chuẩn USB-C) đều hỗ trợ tính năng này.



iPhone truyền nhạc chất lượng cao qua cáp Lightning cắm sau loa Naim Muso QB

Các bạn có thể cắm trực tiếp qua dây USB từ máy tính vào loa, hoặc từ điện thoại vào loa rồi phát nhạc qua các phần mềm nghe nhạc như bình thường. Việc dùng phần mềm nào tốt nhất thì lát nữa mình sẽ nói chi tiết.

Có một số mẫu loa mà sau khi kết nối với máy tinh sẽ phải cài phần mềm Driver điều khiển, như Klipsch the three mà mình đã từng làm video hướng dẫn các bạn có thể xem tại đây nhé.

Và các bạn lưu ý với đường truyền này là chúng ta đang đưa file nhạc số vào loa và chính những Chip DAC trong loa sẽ làm nhiệm vụ xử lý tín hiệu này thành tín hiệu Analog (tín hiệu tương tự) rồi mới đưa vào bộ khuếch đại âm để làm các củ loa phát ra âm thanh.

Vậy là ở nhóm đầu tiên này thì khá dễ rồi nên mình sẽ chỉ nói qua như vậy để các bạn biết và sử dụng loa của mình hiệu quả nhất như vậy thôi, còn hiện tại thì hầu hết chúng ta đang sử dụng loa ở nhóm hai, là những loa chỉ có đường vào AUX 3.5mm hoặc RCA thì làm sao để sử dụng hiệu quả và truyền nhạc ra được tốt nhất, giúp loa của mình phát huy được hết khả năng của nó.

Ở nhóm truyền có dây chuẩn này thì chúng ta lưu ý là khác với chuẩn USB ở trên, là tín hiệu đưa vào loa sẽ là tín hiệu Analog (tín hiệu tương tự), tín hiệu này hầu hết sẽ đưa thẳng trực tiếp vào bộ khuếch đại âm trong loa và kéo các củ loa để phát ra âm thanh luôn, một số hãng cao cấp thì sẽ đưa tín hiệu Analog này ngược trở về tín hiệu số Digital để mang vào bộ trộn DSP, xử lý âm thanh, trộn thêm hiệu ứng theo ý muốn của hãng, rồi mới đưa vào bộ DAC bên trong loa để chuyển lại về tín hiệu Analog và phát ra loa.

Như vậy với cách truyền này thì thiết bị chơi nhạc như máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại,... mới là thiết bị xử lý chính, và trình nghe nhạc trên thiết bị và chip DAC trên thiết bị nghe là yếu tố quyết định nhất.


3. Các định dạng files nhạc phổ thông và ứng dụng tối ưu hóa cho từng định dạng

- Như vậy, để nghe nhạc chất lượng cao thì tối thiểu phải có file nhạc chất lượng cao đã. Các bạn có thể qua cửa hàng mình copy hộ hoặc mình đã tải sẵn 1 số album nhạc lên GG Drive, các bạn có thể ấn vào link dưới phần mô tả để tải về.

Sau khi có file nhạc chất lượng cao rồi thì để nghe được các file nhạc đó một cách hay nhất thì các bạn phải dùng một phần mềm giải mã file nhac, và phần mềm nào là hiệu quả nhất sẽ thường phụ thuộc vào định dạng nhạc lossless bạn đang có.

Ví dụ như WAV thì đây là định dạng âm thanh tiêu chuẩn được phát triển bởi sự hợp tác giữa Microsoft và IBM từ năm 1991, vì thế mà phần mềm chơi nhạc hiệu quả nhất cho định dạng này vẫn là Windows Media Player




Hay với nhạc AIFF là định dạng nhạc lossless được phát triển bởi Apple vào năm 1988 thì hiện tại iTunes vẫn là phần mềm chơi nhạc hiệu quả nhất cho định dạng này


Một định dạng rất phổ thông nữa là FLAC định dạng nhạc số chất lượng cao này được ra mắt năm 2001 và đang được phát triển bởi 1 tổ chức phi lợi nhuận Xiph, hiện tại có rất rất nhiều ứng dụng chơi định dạng nhạc này nhưng phổ thông và hiệu quả vẫn là VLC, một ứng dụng miễn phí được các trang âm thanh nước ngoài đánh giá cao.




Và với DSD, DSF một định dạng nhạc số cao nhất hiện nay, thường được lưu trên các đĩa SACD với dung lượng hàng trăm MB/bài hát, định dạng này được phát triển bởi sự hợp tác giữa Sony và Philips, phương pháp lưu trữ tín hiệu này được nhắc đến từ năm 1962, hiện tại cũng có rất nhiều phần mềm chơi định dạng nhạc này nhưng đều làm tổn thất tín hiệu ít nhiều, và phương pháp giải mã hiệu quả nhất cho file DSD này là sử dụng bộ DAC rời vì thế mình khuyên các bạn nên đầu tư một thiết bị DAC khi chơi định dạng DSD

Và việc sử dụng DAC rời thì cách này sẽ cải thiện âm thanh hơn hẳn so với cách thứ nhất là dùng phần mềm, vì nó mất tiền, và nó sử dụng thêm thiết bị chuyên dụng, thiết bị này sẽ sử dụng một chip DAC tích hợp bên trong chỉ để sử dụng làm nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu số là các bit 0 va 1 thành tín hiệu tương tự Analog hình sóng sin

DAC rời thì cũng có rất nhiều loại khác nhau, vì thế mình sẽ phân ra từng phân khúc một và gợi ý một số DAC mình thấy hiệu quả
Với những dòng loa để bàn kích thước nhỏ như Marshall StanmoreKlipsch the One Onyx Studio của Harman chẳng hạn thì bản thân trong loa cũng có 1 chip DAC rồi nhưng chất lượng không tốt lắm nên các bạn có thể cải thiện độ sạch sẽ chi tiết của âm thanh bằng cách mua thêm DAC rời hoặc Soundcard trên máy tính.



Music Server Denon DNP-800NE sử dụng chip DAC BurrBrown 32 bit Processing


Ví dụ ở phân khúc tầm 3 triệu đồng các bạn có thể tham khảo YAMAHA WXAD-10, đây cũng là thiết bị phổ thông có hỗ trợ truyền nhạc không dây tiện lợi qua Airplay hay Bluetooth.

Còn với những dàn mini ví dụ trước mặt mình đây là Klipsch the Sixes thì mình sẵn sàng đầu tư cho nó một bộ DAC trị giá khoảng 10 triệu đồng kiêm Music Server ví dụ
 Denon DNP-800NE, vừa là để cải thiện âm thanh lại vừa đa dạng hóa các cổng đầu vào tín hiệu nhạc với các đường truyền không dây Wifi. Bộ loa này cũng là bộ mình khá ưng ý ở phân khúc loa Active dưới 20 triệu đồng.

Ngoài ra DAC xử lý nhạc số còn rất nhiều phân khúc, rất đa dạng, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng đây sẽ là một phạm trù khác ở phân khúc Hi End, và bài viết này chỉ nhằm cung cấp cho các bạn kiến thức chung tổng thể, dễ hiểu nhất về các phương pháp chơi nhạc chất lượng cao, hiểu về cách thiết bị của các bạn xử lý âm thanh ra sao, từ đó bạn sẽ làm chủ được công nghệ, và sử dụng hệ thống loa của mình hiệu quả nhất.

Đó là những cách cơ bản nhất giúp bạn nâng cao chất lượng âm thanh của những bộ dàn sẵn có khi nghe nhạc lossless trên máy tính, các bạn đang sử dụng loa gì  thì hãy để lại bình luận ở phía dưới, mình sẽ cố gắng đưa ra giải pháp nghe nhạc tốt nhất cho bạn, cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của mình.

Các Videos khác, về những kiến thức âm thanh cốt lõi, mà nhiều người chơi âm thanh không biết đến, các bạn xem tại đây nếu lười đọc nha:

Đang cập nhật...
Bạn đang xem: Có nhạc lossless rồi, vậy nghe thế nào cho hay và tối ưu chất lượng âm thanh của loa
Bài trước Bài sau
Tìm cửa hàng
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
99 Hồ Ba Mẫu, Đống Đa, HN 0989 142 688
117 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, HN 0946 142 688
151 Nguyễn Duy Dương, Q10, HCM 0833 122 688
559 Phan Văn Trị, Q Gò Vấp, HCM 0984 522 688
27 Hàm Nghi, Thanh Khê, ĐN 0989 142 668
Giỏ hàng