Điện tử Linh Anh

Đánh giá JBL Boombox 3 Wifi: siêu loa Bluetooth 200W, Dolby Atmos

Mẫu loa Boombox 3 Wifi vừa được chính thức mở bán trong sự mong chờ của những người yêu âm thanh. Vậy giữa hai mẫu loa Boombox 3 và Boombox 3 Wifi, sẽ có gì khác biệt và liệu những nâng cấp trên Boombox 3 Wifi có thực sự đáng giá không? Cùng mình đi vào đánh giá chi tiết trong bài viết này.

1. So sánh thiết kế Boombox 3 Wifi và Boombox 3

Đầu tiên về thiết kế phần ngoại quan mình thấy 2 loa gần như không có gì khác biệt nhiều. Boombox 3 Wifi vẫn giữ cho mình ngoại hình hầm hố.

trọng lượng loa lên tới 6.7 kg nhưng cảm giác cầm nắm cực kì chắc chắn nhờ vào tay cầm bằng kim loại nguyên khối, phía dưới là dải cao su chống trơn trượt. Bên ngoài loa bao phủ lớp vải nylon dệt

Với thiết kế và trọng lượng như này cộng thêm là không có quai đeo nên nếu di chuyển thì nam giới sẽ thoải mái hơn, còn các chị em mà muốn xách đi thì cũng khá là nặng.

trọng lượng loa boombox 3
Để phân biệt với bản thường thì Boombox 3 Wifi có một vài điểm khác biệt. Đầu tiên là ngay trên tay cầm sẽ có chữ Boombox 3 Wifi.

tay cầm loa boombox 3 wifi

Phần logo ở mặt trước thì màu sắc có nhạt hơn ngả về màu vàng. Ở hai mặt bên màng cộng hưởng thì logo dấu chấm than cũng được thay đổi, cách điệu dạng giống như biểu tượng sóng Wifi.

phân biệt loa boombox 3 với boombox 3 wifi
Tiếp theo là về các nút kết nối ở phía trên này. Boombox 3 Wifi vẫn giữ nguyên các nút bấm silicon size lớn, nổi hẳn lên mặt loa. Thì chúng ta vẫn có nút tắt bật nguồn, bật Bluetooth, nút tăng giảm âm lượng, và nút pause play để dừng nhạc.

 Ở cuối cùng bên trái này thay vì là nút Partyboost như Boombox 3 bình thường thì mình sẽ có một nút hình trái tim.

\Nút này JBL gọi là Moment. Bạn nào đã dùng dòng Authentics của JBL thì có thể sẽ biết nút này để gán danh sách nhạc mà mình thích trên các trang nghe nhạc trực tuyến. Chỉ cần nhấn vào thì loa sẽ tự động tải nhạc trên mạng về và phát đúng cái playlist mà mình đã cài trước đó mà không cần phải dùng đến điện thoại.

các nút bấm trên boombox 3 wifi

2. Nâng cấp trong kết nối Boombox 3 Wifi

Rồi ở mặt sau này sẽ vẫn là một nắp đậy chống nước, mở ra bên trong bây giờ chỉ còn 1 cổng nguồn cắm thẳng điện 220V. Bên cạnh thì có 1 cổng USB, cổng này chỉ để cấp điện sạc cho điện thoại hoặc thiết bị khác, chứ không cắm USB hay ổ cứng để phát nhạc được.

Lưu ý là ở bản Wifi này thì hãng đã bỏ cổng AUX rồi, nên là ai mà có ý định cắm mic hát.

các cổng kết nối trên loa boombox 3 wifi\
Về kết nối không dây thì Boombox 3 Wifi vẫn giữ cho mình phiên bản Bluetooth 5.3. Nhưng giờ đây khi được tích hợp chuẩn Wifi 6 thì chúng ta có thể truyền phát nhạc chất lượng cao qua Chromecast, AirPlay 2, Spotify Connect và từ các ứng dụng nghe nhạc khác.

Ngoài ra loa cũng tương thích Google Home để kết nối Multi-room phát nhạc cùng lúc tới nhiều loa mà vẫn đảm bảo chất lượng nhạc được nguyên vẹn

nâng cấp kết nối trên boombox 3 wifi
Không thể phủ định là kết nối Wifi thì sẽ không thuận tiện bằng Bluetooth khi bạn dùng loa ngoài trời ở những nơi như công viên, bãi biển, khu cắm trại. Nhưng mà nếu sử dụng trong nhà thì nghe nhạc chất lượng cao qua Wifi sẽ hay hơn Bluetooth rất nhiều.

  • Âm thanh truyền đến loa qua Wifi sẽ có độ chi tiết cao hơn hẳn, loại bỏ được tình trạng nén tín hiệu thường thấy khi phát nhạc qua Bluetooth.
  • Stream nhạc qua Wifi thì sẽ không bị dán đoạn nếu mà trong lúc nghe nhạc bạn lại muốn dùng điện thoại để nghe gọi hoặc vẫn có thể xem phim, chơi game bình thường.
  • Khi so với Bluetooth thì sóng Wifi cũng tối ưu hơn cho việc sử dụng trong nhà, vì ngoài giúp âm thanh nghe được hay hơn, truyền được xa hơn, thì Wifi còn tránh được tình trạng nhiễu sóng do các thiết bị như lò vi sóng, hay từ các thiết bị thu phát sóng khác ở trong nhà.

Với việc tích hợp thêm Wifi, thì mình thấy là JBL đang muốn hướng đến việc đem đến trải nghiệm tốt hơn với các mẫu loa di động khi sử dụng trong nhà, và đặc biệt là để nâng tầm về chất lượng âm thanh cho những cái loa vốn dĩ đã rất nổi tiếng của mình, cụ thể trong đợt nâng cấp lần này thì sẽ là phiên bản Boombox 3 Wifi và Charge 5 Wifi

3. Củ loa và đánh giá chất âm chi tiết

Không chỉ tương đồng về thiết kế, mà các củ loa bên trong của Boombox 3 Wifi cũng được kế thừa từ người tiền nhiệm.

Boombox 3 Wifi được trang bị 5 củ loa theo cấu trúc 3 đường tiếng. Bao gồm 1 loa woofer ở chính giữa với thiết kế hình racetrack kích thước 19 x 11 cm. Loa trầm sẽ kết hợp với hai màng cộng hưởng hai đầu để tạo ra dải bass sâu, phong phú đặc trưng của JBL. 

Ở hai bên, mỗi phía sẽ có một cụm loa kép gồm 1 loa mid-range 8cm ở bên dưới và 1 loa tweeter 2cm được đặt đồng trục ở bên trên.

Cả 3 loa bass, mid, treble đều được đặt trong buồng âm riêng, nên sẽ hạn chế tối đa tình trạng méo tiếng do giao thoa sóng âm.

củ loa boombox 3 wifi
 Dù cấu hình củ loa vẫn tương tự nhưng ở bản bản Boombox 3 Wifi thì 2 loa tweeter đã được tăng công suất lên 20W, thay vì 10W như bản Boombox 3 thông thường. Nên giờ tổng công suất RMS khi cắm điện là 200W, còn khi dùng pin là 140W. (Boombox 3 thường 180W cắm điện, 136W dùng pin)

Mình đã nghe thử trong phòng diện tích khoảng 35m thì âm lượng 40% là đủ nghe rõ. Và so sánh với bản thường thì Boombox 3 Wifi kêu to hơn khoảng 20%. Nên các bạn có thể thoải mái đặt trong phòng khách, phòng ngủ, quán cafe, hoặc ngoài trời thì Boombox 3 Wifi vẫn có thể cân được.

Nhưng lưu ý là nên ngồi cách loa trên 2m thì sẽ cho âm thanh tốt nhất, không nên ngồi quá gần vì dù sao đây cũng là một mẫu loa công suất lớn.

Với thể loại nhạc Remix, EDM, Nonstop vốn là sở trường của JBL, thì Boombox 3 Wifi thể hiện cực kỳ tốt, âm thanh V-shape, giàu năng lượng, thậm chí dải trầm còn có phần sâu và lực hơn Boombox 3 bản thường.

Còn khi nghe nhạc Bolero ví dụ bài Vùng lá me bay của Như Quỳnh, ở ngay đoạn nhạc dạo đầu tiên đã cảm thấy rõ sự nâng cấp trong dải cao và trung cao.  Âm thanh có sự chi tiết, bóc tách và phân lớp các dải nhạc cụ tốt hơn. Đến phần giọng của Như Quỳnh nghe cũng sáng, bay bổng và giàu cảm xúc hơn hẳn.

Video nghe thử

Trường âm của loa mở rộng, âm thanh nghe thoáng đãng và lan tỏa tốt hơn, nên dù mình ngồi lệch với trung tâm loa thì âm thanh vẫn không có nhiều khác biệt.

Nguyên nhân đến từ 3 lý do:

  • Tăng công suất củ loa tweeter
  • Bộ xử lý nhạc số được nâng cấp chất lượng cao hơn để có thể phát được âm thanh chuẩn 3D Dolby Atmos.
  • Truyền phát nhạc qua Wifi sẽ cho chất lượng tín hiệu tốt hơn kéo theo độ chi tiết của âm thanh cũng sẽ tăng lên.

đánh giá chất âm loa boombox 3 wifi

Thêm một lưu ý cho các bạn là khi nghe nhạc Remix, EDM thì nên đặt loa dưới sàn hoặc ở góc tường để âm trầm cộng hưởng mạnh hơn. Ngược lại khi nghe Bolero, nhạc nhẹ thì nên đặt Boombox 3 Wifi trên bàn hoặc chân loa để tránh dải trầm bị lấn lên.

cách đặt loa boombox 3 wifi

Như mình đã đề cập ở trên thì Boombox 3 Wifi có khả năng xử lý định dạng Dolby Atmos. Tuy nhiên đối với mình thì tính năng Dolby Atmos chủ yếu phục vụ mục đích phim ảnh, còn để nghe nhạc thì sẽ không thực sự hữu dụng.

tính năng giải mã dolby atmos trên boombox 3 wifi

4. Sự thay đổi về pin

Ở phiên bản này dung lượng pin của Boombox 3 Wifi là 9600mah đã giảm 1 chút so với Boombox 3 tuy nhiên thời gian sử dụng vẫn lên đến 24h theo thông tin của hãng. Và bù lại thì với công nghệ sạc nhanh đời mới, loa sẽ có thời gian sạc đầy giảm xuống còn 4,5 giờ so với 6 giờ ở phiên bản Boombox 3.

Nếu mà bạn dùng ở nhà mỗi ngày dùng 2-3 tiếng thôi thì cả tuần mới phải sạc 1 lần.

dung lượng pin boombox 3 wifi

5. Sử dụng ứng dụng JBL One

Ở phiên bản này chúng ta sẽ kết nối với loa qua app là JBL One, dùng chung với hệ loa mới ra mắt của JBL gần đây như Charge 5 Wifi, JBL bar 500,1000 hay các mẫu loa dòng authentic. Sau đây mình sẽ hướng dẫn qua các bạn ư một số tính năng mới có trong app JBl one.

ứng dụng jbl one
Các bạn có thể kiểm tra pin, chỉnh bass treble, cài đặt playlist yêu thích

Có một phần các bạn cần lưu ý là mục Bluetooth reconnection. Thông thường thì loa sẽ mặc định ở chế độ Wifi, nghĩa là cứ bật lên là loa sẽ ưu tiên kết nối Wifi hơn, nếu muốn kết nối Bluetooth thì phải ấn lại vào nút pair trên loa. Còn nếu các bạn muốn loa cứ bật lên là sẽ tự động kết nối với điện thoại bằng Bluetooth thì bật cái Auto Bluetooth reconnect này lên là được.
Ở cuối cùng này thì là mục Create a System, tính năng này sẽ giúp các bạn kết nối nhiều loa. Tuy nhiên là có một điều rất rất đáng tiếc trên Boombox 3 Wifi đó chính là JBl đã loại bỏ tính năng Party Boost để kết nối nhiều loa.

Ở trong app thì các bạn vẫn thấy phần kết nối Create a system tuy nhiên là mình đã test thử với Boombox 3 bản thường, Xtreme 4, Flip 6 thì Boombox Wifi đều không nhận. Chỉ có thể kết nối với các dòng loa có Wifi như Boombox 3 Wifi hoặc charge 5 Wifi thông qua tính năng Multiroom của Chromecast hoặc Airplay 2. 

sử dụng ứng dụng jbl one

Trước đây thì mình đã khá là thích Boombox 3 về cả chất âm và thiết kế, nhưng khi sử dụng phiên bản Boombox 3 Wifi thì dường như trải nghiệm tổng thể của mình đã được nâng cao rất nhiều.

Đầu tiên là sự cải thiện rõ rệt về âm thanh, tăng cường độ chi tiết, độ mở, và âm trầm. Đồng thời thì việc kết hợp thêm Wifi để tăng chất lượng truyền nhạc, giúp cho Boombox 3 Wifi đảm nhiệm vai trò như một chiếc loa home truyền thống cho nhu cầu sử dụng trong nhà, đồng thời vẫn giữ được tính di động khi sử dụng ngoài trời.

Vì vậy mình nghĩ nếu ai đang quan tâm đến dòng Boombox thì Boombox 3 Wifi chắc chắn là một sự lựa chọn đáng để tham khảo.

Hiện nay thì Boombox 3 Wifi đã về hàng tại tất cả chi nhánh Linh Anh, các bạn có thể qua trải nghiệm trực tiếp để thấy sự khác biệt. 

Đang cập nhật...
Bạn đang xem: Đánh giá JBL Boombox 3 Wifi: siêu loa Bluetooth 200W, Dolby Atmos
Bài trước
Tìm cửa hàng
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
99 Hồ Ba Mẫu, Đống Đa, HN 0989 142 688
117 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, HN 0946 142 688
27 Hàm Nghi, Thanh Khê, Đà Nẵng 0989 142 668
151 Nguyễn Duy Dương, Q10, HCM 0833 122 688
559 Phan Văn Trị, Q Gò Vấp, HCM 0984 522 688
129 Bình Thới, P11, Q11, HCM 0922 142 688
Giỏ hàng