Điện tử Linh Anh

Hướng dẫn sử dụng bàn DJ mix nhạc, chi tiết nhất cho người mới

Bài viết dưới đây sẽ giải thích chức năng của từng nút trên bàn DJ một cách chi tiết và hướng dẫn sử dụng cụ thể, giúp bạn tự tin mix nhạc ngay lập tức.

hướng dẫn bàn DJ

1. Bàn DJ gồm những gì?

Bàn DJ gồm những gì? Mỗi nút có chức năng như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về các nút trên bàn DJ và chức năng của từng nút

1.1. Khu mâm xoay

  • Mâm xoay: Mâm xoay cho phép người dùng tua bài hát một cách mượt mà, điều chỉnh tốc độ bài hát, hay thậm chí thực hiện kỹ thuật scratching điêu luyện để tạo điểm nhấn cho bản phối.
  • Nút Play/Pause: nút phát/dừng
  • Nút Loop: chức năng chính là lặp lại một đoạn nhạc nhất định trong bản nhạc đang phát.
  • Nút Cue: Tạo điểm nhớ, đánh dấu điểm đầu tiên hoặc điểm bắt đầu ở mỗi track nhạc.
  • Performance pad: hỗ trợ sử dụng sử dụng hiệu ứng trong bảng performance pad.
  • Sync: tự động đồng bộ nhịp điệu giữa hai bản nhạc.
  • Thanh tempo: điều chỉnh tốc độ của bản nhạc giúp mix nhạc mượt mà hơn.

Hướng dẫn sử dụng bàn dj

1.2. Khu Mixer

  • Màn hình: để hiển thị sóng nhạc và thường có cảm ứng để điều chỉnh, phát nhạc (chỉ thường có trên XDJ và CDJ), DDJ sẽ dùng màn hình máy tính thay vì tích hợp màn hình.
  • Thanh Fader: là thanh trượt đứng có nhiệm vụ tăng/ giảm âm lượng cho từng kênh. Số thanh Feder sẽ tương ứng với số kênh.
  • Thanh Crossfader: điều khiển âm lượng của hai bài hát đồng thời. Trượt nút về bên nào, âm lượng bài hát đó sẽ giảm dần và bên còn lại sẽ tăng dần.
  • EQ (Equalizer): bộ 3 núm điều khiển cho phép kiểm soát và cân bằng các dải tần số bass, mid, treble trong âm nhạc
  • Gain: Tăng/giảm âm lượng
  • Filter (bộ lọc): có chức năng lọc âm thanh bằng cách cắt giảm âm treble hoặc âm bass, làm nổi bật các âm thanh cụ thể trong bản nhạc.
  • Effect: Cung cấp các hiệu ứng và kỹ thuật mix chuyên nghiệp để các DJ thỏa sức sáng tạo. Ví dụ như Reverb, Delay, Phaser và Filter,...
  • Sound Color FX: là bộ hiệu ứng âm thanh giúp bạn thay đổi và điều chỉnh âm sắc của bản nhạc một cách sáng tạo.

hướng dẫn sử dùng bàn dj dễ hiểu

1.3. Khu Micro (trên các bàn chuyên nghiệp)

  • Nút bật/ tắt: nút tắt hoặc bật micro
  • Nút Talkover: giúp âm lượng của nhạc nền sẽ tự động giảm xuống để giọng nói của DJ được nổi bật.
  • EQ (Equalizer): kiểm soát và cân bằng các dải tần số bass, mid, treble trong micro
  • Nút Echo: điều chỉnh độ vang của micro

hướng dẫn sử dụng bàn dj chi tiết

2. Hướng dẫn sử dụng bàn DJ

Sau khi tìm hiểu vị trí và chức năng của từng nút, cùng với hướng dẫn sử dụng bàn DJ chi tiết dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin mix nhạc ngay lập tức.

2.1. Kết nối

Trước khi bắt đầu, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các dây cáp phù hợp với cổng kết nối trên bàn DJ và thiết bị kết nối (máy tính, loa, tai nghe...).
Bàn DJ thường có các cổng quan trọng sau:

  • Cổng USB: được sử dụng để kết nối bàn DJ với máy tính. Điều này cho phép bạn sử dụng phần mềm DJ để điều khiển nhạc của mình.
  • Cổng RCA: được sử dụng để kết nối bàn DJ với loa, cho phép bạn phát nhạc của mình qua hệ thống âm thanh.
  • Cổng XLR: Cổng XLR được sử dụng để kết nối bàn DJ với loa hoặc thiết bị âm thanh khác. Cổng XLR cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn cổng RCA.
  • Cổng TRS: Cổng TRS thường được sử dụng để kết nối bàn DJ với tai nghe, cho phép bạn nghe nhạc của mình trong khi bạn đang trộn. Hoặc cũng có thể sử dụng để kết nối với loa, ampli,...

hướng dẫn sử dụng bàn dj cực chi tiết

2.2. Chọn nguồn nhạc

Bạn có thể chọn nhạc từ nhiều nguồn nhạc nhau như:

  • Ổ cứng USB: Đây là nguồn nhạc phổ biến nhất cho DJ hiện nay. Ổ cứng USB có thể lưu trữ lượng lớn nhạc lossless (không mất dữ liệu) với chất lượng cao, giúp DJ có thể truy cập và phát lại nhạc một cách dễ dàng.
  • Thẻ nhớ SD: Thẻ nhớ SD tương tự như ổ cứng USB, nhưng có kích thước nhỏ hơn và di động hơn. Tuy nhiên, dung lượng lưu trữ của thẻ nhớ SD thường nhỏ hơn so với ổ cứng USB.
  • Phần mềm DJ: phần mềm cung cấp nhiều tính năng và công cụ giúp DJ trộn nhạc, tạo hiệu ứng, sắp xếp playlist và quản lý thư viện nhạc của họ. Một số phần DJ phổ biến: Serato DJ, Virtual DJ, Rekordbox, Traktor Pro, djay Pro.
  • Dịch vụ streaming nhạc: Một số dịch vụ streaming nhạc như SoundCloud, Beatport và Spotify cho phép DJ truy cập và phát lại nhạc trực tiếp từ internet.

2.3. Cách chọn và phát nhạc

Bạn nên lựa chọn những bài hát có cùng thể loại và nhịp điệu (BPM) tương đồng để tạo nên bản mix mượt mà, tránh tình trạng lệch nhịp tạo cảm giác khó chịu cho người nghe.
Sau khi chọn bản nhạc ưng ý, với những bàn DDJ sử dụng màn hình máy tính thì bạn thao tác chuột giữ, kéo bản nhạc và thả vào trong mâm xoay. Khi muốn phát bài nhạc thì bạn nhấn nút “play” trên bàn DJ để phát.
Đối với những hệ XDJ và CDJ có màn hình thì sử dụng núm xoay lớn gần khu vực màn hình để tìm kiếm bài hát. Xoay núm để di chuyển qua danh sách bài hát. Khi bạn tìm thấy bài hát mong muốn, hãy nhấn núm xoay để chọn bài hát. Sau đó, Màn hình sẽ hiển thị các kênh (channel) có sẵn. Chọn kênh bạn muốn phát nhạc bằng cách nhấn nút tương ứng với kênh đó. Khi muốn phát bài nhạc thì bạn nhấn nút “play” trên bàn DJ để phát.

hướng dẫn bàn dj dễ hiểu nhất

2.4. Điều chỉnh âm thanh

Để điều chỉnh âm thanh trong bàn DJ một cách hiệu quả, bạn cần nắm rõ các chức năng cơ bản của các nút điều khiển và cách sử dụng chúng. Dưới đây là giải thích chi tiết:

  • Điều chỉnh âm lượng: Mỗi kênh trên bàn DJ có một fader riêng để điều chỉnh âm lượng của từng kênh độc lập.
  • Điều chỉnh Equalizer (EQ): EQ cho phép DJ điều chỉnh âm thanh ở các dải tần số khác nhau. EQ thường có 3 dải tần chính:
    • Low (Thấp): Điều chỉnh âm bass (khoảng 20Hz - 200Hz)
    • Mid (Trung): Điều chỉnh âm thanh trung (khoảng 200Hz - 2kHz)
    • High (Cao): Điều chỉnh âm treble (khoảng 2kHz - 20kHz)
  • Lọc dải tần: cho phép DJ lọc bỏ một số dải tần số nhất định, có nhiều loại filter khác nhau, phổ biến nhất là:
    • Low-pass filter (LPF): Giữ lại âm bass và loại bỏ dần âm treble.
    • High-pass filter (HPF): Giữ lại âm treble và loại bỏ dần âm bass.

hướng dẫn sử dụng bàn dj cực chi tiết cho người mới

2.5. Đồng bộ nhịp điệu BPM

Để 2 bản nhạc tự động khớp nhịp với nhau, bạn chỉ cần ấn 1 lần vào nút Sync ở trên deck mà bạn muốn thay đổi BPM, đây là tính năng phù hợp với những người mới học chơi.
Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh nhịp điệu thủ công bằng cách kéo thanh tempo lên/xuống. Thanh tempo cho phép bạn điều chỉnh nhịp điệu chính xác theo ý muốn. Nhịp độ hiện tại của bài hát sẽ được hiển thị trên màn hình để bạn dễ dàng theo dõi.

hướng dẫn bàn dj chi tiết nhất

2.6. Chuyển đổi bài hát

Việc chuyển đổi mượt mà giữa hai bài hát là yếu tố quan trọng khi mix nhạc, và Crossfader là công cụ đắc lực giúp bạn thực hiện việc chuyển đổi mượt mà hơn.
Khi di chuyển Crossfader sang trái hoặc sang phải, âm lượng của một nguồn âm thanh sẽ giảm dần, còn âm lượng của nguồn âm thanh khác sẽ tăng dần.

hướng dẫn bàn dj cực chi tiết

2.7. Thêm hiệu ứng

Hiệu ứng âm thanh góp phần tạo điểm nhấn bản nhạc, nâng cao trải nghiệm âm thanh cho người nghe. Trong phần mềm DJ, có nhiều hiệu ứng với cách thêm khác nhau, bao gồm:

  • Cách thêm Loop, Roll, Sliced

Sử dụng các hiệu ứng trong bảng performance pad bằng cách chọn hiệu ứng mong muốn bằng dải nút ở trên và điều chỉnh bằng các nút pad bên dưới.

hướng dẫn bàn dj nhanh nhất cho người mơi·

  • FX:

Để sử dụng hiệu ứng Fx mong muốn, bạn cần gán hiệu ứng mong muốn vào các nút bằng ứng dụng trên máy tính, sau đó nhấn nút để chọn Fx bằng nút tương ứng và điều chỉnh cường độ bằng núm vặn chuyên dụng.
Một số mẫu bàn DJ cho phép bạn điều khiển FX một cách linh động hơn bằng cần gạt hoặc dải cảm ứng.

hướng dẫn bàn dj chi tiết

  • Sound Color FX:

Sử dụng núm/nút Sound Color FX để kích hoạt các hiệu ứng và điều chỉnh bằng các núm vặn tương ứng.

hướng dẫn bàn dj dễ hiểu nhất

2.8. Các chức năng đặc biệt

Nêu một số chức năng đặc biệt

  • Smart CFX: bộ hiệu ứng hoạt động theo nhịp điệu của bài nhạc, giúp các hiệu ứng hòa trộn tự nhiên và mượt mà.
  • Quantize: giúp DJ căn chỉnh các điểm cue và loop một cách hoàn hảo, đồng thời đảm bảo các bản nhạc được phối hợp nhịp nhàng
  • Beat FX: là nhóm hiệu ứng âm thanh được thiết kế để đồng bộ hóa với nhịp điệu của bài hát.
  • Beat Jump: phép di chuyển nhanh đến một vị trí cụ thể trong bài hát dựa trên nhịp điệu.

2.9. Ghi âm

Để nâng cao kỹ năng mix nhạc, việc ghi âm lại bản mix của bạn là một phương pháp hiệu quả. Trong phần mềm DJ, bạn cần tìm và chọn setting (cài đặt). Sau đó, bạn chọn mục recordings, đặt tên cho file ghi âm và chọn nơi lưu trữ file sau khi quá trình ghi âm hoàn thành. Tiếp theo, chỉ cần nhấn nút bắt đầu (start) để bắt đầu quá trình ghi âm.
Khi bạn muốn dừng lại, đơn giản quay lại các bước trên và chọn nút stop (dừng). Điều này giúp bạn có thể dễ dàng ghi lại và xem xét lại các mix của mình để cải thiện và phát triển kỹ năng mix nhạc của mình.


hướng dẫn bàn dj đơn giản nhất

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cấu trúc chung của bàn DJ và các thao tác sử dụng quan trọng để mix nhạc. Tuy nhiên, mỗi mẫu bàn DJ sẽ có bố trí nút bấm và chức năng có thể khác nhau đôi chút. Do đó, để sử dụng hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng riêng cho từng sản phẩm.

Đang cập nhật...
Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng bàn DJ mix nhạc, chi tiết nhất cho người mới
Bài trước Bài sau
Tìm cửa hàng
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
99 Hồ Ba Mẫu, Đống Đa, HN 0989 142 688
117 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, HN 0946 142 688
151 Nguyễn Duy Dương, Q10, HCM 0833 122 688
559 Phan Văn Trị, Q Gò Vấp, HCM 0984 522 688
27 Hàm Nghi, Thanh Khê, ĐN 0989 142 668
Giỏ hàng