Phân tích dễ hiểu các Class của amply - Ưu điểm và nhược điểm của từng loại Class
Class của ampli có thể được xem là một khái niệm chung chỉ các thông số kỹ thuật của ampli đó. Vì mang tính kỹ thuật cao nên không nhièu người biết tới và hiểu được Class của ampli là gì. Nếu như các bạn đang từng đi mua âmpli để kéo các bộ loa trên oto hay các bộ loa sử dụng trong gia đình, chắc chắn các bạn sẽ bắt gặp những chiếc ampli là Class A, Class B, Class AB, hay Class D. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của các loại âmly và từ đó có thể lựa cọn được loại nào phù hợp để sử dụng vói hệ thống loa của bản thân nhé!
1. Amply là gì? Class của amply là gì?
Amply là thiết bị kết hơp giữa điện áp đầu vào và đầu ra. Ví dụ ở trên oto sẽ là 12V, còn ở các hệ thống âm thanh gia đình tại Việt Nam sẽ là 220V. Với điện áp đầu vào này, amply có nhiệm vụ điều chỉnh lại sau đó kết hơpk với các tín hiệu âm nhạc, thường được đưa vào amply từ các đầu váo, có thể là từ đầu đĩa, hay máy nghe nhạc. Cuối cùng sau khi kết hợp lại như vậy, amply sẽ đưa ra một công suất ở đầu ra, công suất này có đơn vị đo là Watts, công suất đầu ra âmly sẽ được truyền trên dây loa, để đi dến những chiếc loa và làm cho màng loa di động dao động đẩy ra hút vào. Từ đó sẽ làm rung động các phần tử khí trong không khí và truyền đến tai người nghe. Đó chính là tác dụng hay cách hoạt động của amply.
2. Phân loại Amply Class
Dựa vào các thông tin trên, các bạn sẽ thấy mỗi loại amply khác hau sẽ có hiệu quả chuyển đổi từ điện áp đầu vào thành công suất đầu ra khác nhau và đó là một trong số các lý do để phân loại Class trong amply.
2.1 Âmply Class A
Đầu tiên chúng ta sẽ nói về amply class A, chúng thường được nhắc đến như một chiếc amply luôn luôn bật. Các bạn có thể hiểu như sau: những linh kiện trong âmply sẽ chịu trách nhiệm chuyển đổi điện áp đầu vào thành công suất đầu ra, nhưng với âmply class A thì chỉ cần 1 transistor hoặc 1 bóng đèn điện tử sẽ đảm nhiệm khuếch đại cả 2 nửa chu kỳ + và - của tín hiệu. Chính vì thế chúng sẽ luôn luôn ở trạng thái hoạt động, đó là lý do amply Class A sẽ sinh nhiều nhiệt và không hiệu quả về mặt hiệu suất chuyển đổi. Tuy nhiên, âm thanh nó mang lại có độ ấm, mượt mà và chính xác cao, vì độ méo tín hiệu của amply Class là rất thấp gần như là không có. Các loại amply Class A sẽ tiêu tốn khoảng 75% điện áp vào để sinh nhiệt, 25% còn lại sẽ là để đưa ra một chất âm đặc trưng khiến nhiều người ưa thích.
Các bạn sẽ tìm thấy những bộ âmply Class A ở những hệ thống âm thanh Hi-end, Headphone amply cho tai nghe, Phono Pream cho đầu đĩa than, hay Guitar amply. Những nhạc công chơi guitar rất thích âmply Class A bởi nó cho ra âm thnanh nghe rất tự nhiên và truyền cảm.
Tóm lại, tuy rằng amply Class A cho ra âm thanh tốt, nhưng hiệu suất lại không cao và kích thước khá lớn nên chúng ta sẽ không thấy nó được sử dụng trong các hệ thống âm thanh trên oto, hệ thống loa biểu diễn công suất lớn, hoặc những chiếc loa nhỏ đề cao tính di động như kiểu loa blutooth.
2.2. Âmply Class B
Loại amply thứ 2 mà ĐTLA đề cập đến trong bài viết chính là amply Class B, thứ mà chúng ta gần như không thấy sử dụng trong thế giới âm thanh, cho dù là hiệu suất tối đa của nó có thể lên tới 78,5%. Lý do cho việc này là vì các linh kiện dùng để chuyển đổi điện áp đầu vào thành công suất đầu ra trên amplyy Class B sẽ ở trạng thái ngắt và chỉ bật khi cần. Tức là âm ly Class B sẽ thường sử dụng đến 2 Transistor, 1 khuếch đại nửa chu kỳ dương của tín hiệu, và 1 để khuếch đại nửa chu kỳ âm còn lại. Như vậy thì 2 Transistor này sẽ liên tục tắt rồi bật lại.
Chính vì cơ chế tắt rồi lại bật mà nó tạo ra độ méo tín hiệu rất nhiều ở mỗi lần tắt bật như vậy, độ méo tín hiệu nhiều hay ít thì sẽ phụ thuộc vào tốc độ đóng ngắt chuyển đổi trạng thái của 2 Transistor này nên linh kiện càng đắt tiền thì tốc độ đóng ngắt càng cao và độ méo càng thấp. Tuy là âm ly Class B có lợi thế về hiệu suất chuyển đổi cao hơn âm ly Class A nhưng nó chưa đủ tốt để sử dụng cho cả hệ thống âm thanh trên ô tô hay hệ thống âm thanh gia đình, nó chỉ được sử dụng để kết hợp với âm ly Class A mà thôi.
2.3. Amply Class AB
Là sự kết hợp những điểm mạnh nhất của amply Class A và Class B lại với nhau. Những linh kiện làm nhiệm vụ chuyển đổi điện ấp đầu vào thành công suất đầu ra sẽ không bao giờ tắt hoàn toàn như loại Class B, nhưng cũng không phải luôn luôn bật như loại Class A, nó là dạng trung lập ở giữa giống như chế độ Stanby vậy. Chính vì thế mà lúc nào nó cũng ở trạng thái sẵn sàng để sinh ra công suất đầu ra để truyền âm nhạc đi tới loa.
Hiệu suất hoạt động của amply này sẽ đạt ngưỡng 60%, vì thế mà phần lớn điện áp vào sẽ được chuyển đổi thành âm nhạc và dĩ nhiên 60% thì không hoàn toàn là hiệu quả, vì ở đó vẫn còn có tới 40% hiệu suất lãng phí chuyển đổi thành nhiệt độ, nên các amply Class AB thường có kích thước lớn bởi những tấm tản nhiệt khá to. Đây cũng là một loại âmply được dùng phổ thông trong các hệ thống âm thanh gia đình và âm thanh trên oto.
2.4. Âmly Class D
Có thể nói, loại amply Class D đang nhanh chóng trở thành loại âmply phổ biến nhất và phổ thông trên các thiết bị âm thanh đời mới, do tính hiệu quả về mặt hiệu suất của nó rất cao. Quan trọng hơn hết, đó là kích thước của amply Class D rất nhỏ, tuy nhiên nó lại tạo ra được công suất cực kỳ lớn nhưng lại sinh ít nhiệt. Để nói về tên gọi chính xác thì amply Class D ở đây không phải là Digital dạng số học vói các bit 0 và 1, mà nó sẽ chuyển đổi tín hiệu dạng sóng Sine thành tín hiệu xung vuông với 2 mức độ cao và thấp. Phương pháp này gọi là PWM điều chỉnh chế độ rộng xung.
Tín hiệu dạng xung vuông sẽ được khuếch đại và phục hồi lại như ban đầu ở đầu ra công suất. Với phương pháp khuếch đại này thì ampli Class D có hiệu suất lên đến 90%, tức là 90% điện áp vào sẽ được chuyển đổi thành công suất đầu ra, và chỉ có 10% điện áp tiêu tốn thành nhiệt độ. Do đó, âmply này ngày càng nhỏ gọn, có thể đặt vừa ở bất cứ vị trí nào trên oto để khuếch đại hệ thống loa trên oto, hay đặt ở ngay trong một chiếc máy tính để khuếch đại âm thanh của cái loa trong máy tính, hay thậm chí là đặt trong những chiếc loa Bluetooth nhỏ gọn chỉ bằng lòng bàn tay, trong những chiếc tai nghe bluetooth không cần day có kích thước nhỏ như ngón tay.
Chính bởi vì có kích thước nhỏ bé nhưng lại cho ra hiệu suất cao, nên chúng đang được ưu tiên sử dụng gần như bất cứ thiết bị âm thanh nào. Hiện tại, hầu hết các hệ thống âm thanh trên oto, hệ thống âm thanh gia đình đời mới đều chuyển sang dùng amply Class D. Nếu như bạn đang có một chiếc loa bluetooth, dù là loại bình dân cho đến dòng hi-fi cao cấp hoặc Hi-end như loa Devialet Phantom, chắc chắn bên trong cũng sẽ có một chiếc amply Class D. Lý giải cho điều này là do loại âmply này vừa nhỏ gọn, vừa không sinh nhiệt nhiều, hiệu suất cao nên dùng pin sạc cũng được hiệu quả - những thứ mà người dùng cần ở một chiếc loa Bluetooth.
Amply Class D hiện tại thường được đưa vào sử dụng trong các thiết bị thuộc hệ thống dàn âm thanh hi-end, sử dụng trong oto, trong headphone amp, trong hệ thống loa PA liền công suất như loa Bose L1 Pro hay JBL PRX ONE, Eon One. Và gần như bây giờ tất cả những nhu cầu mà sử dụng đến bộ khuếch đại âm thanh, nhiều người dùng cũng đang chuyển hướng sang lựa chọn âmply Class D vì tính hiệu quả và âm thanh nó mang lại.
Bên cạnh đó, nhiều bạn đã từng bắt gặp các amply Class kiểu khác như Class G, Class H và thấy các thuật ngữ nói về các Class này. Tuy nhiên, các Class đó là công nghệ độc quyền của một thương hiệu sản xuất amply nào đó. Thực chất nó là các biến thể với các kỹ thuật kết hợp đặc biệt được thêm vào để cho người dùng biết là amply của hãng đó là nó tốt trong việc chuyển đổi điện áp vào thành công suất đầu ra trên amply của hãng đó.
Vậy câu hỏi đặt ra cuối cùng là chúng ta có nên quan tâm đến các loại Class của âm ly không? Câu trả lời của mình sẽ là không, mà chỉ cần quan tâm đến 3 điều như sau:
- Cái âm ly đó có thực sự đủ công suất để kéo những chiếc loa trong hệ thống của mình, và làm cho nó phát huy hết được khả năng hay không
- Cái âm ly đó đó phù hợp để đặt và vị trí mà mình muốn không, đặc biệt với những không gian trật hẹp.
- Và thứ mà tạo nên sự khác biệt lớn nhất của các loại âm ly chính là chất lượng từng linh kiện bên trong cái âm ly đó, cho dù đó là âm ly Class A, AB hay D thì các bạn sẽ đều thấy có những chiếc âm ly chỉ vài trăm nghìn trên Shopee, nhưng cũng có những loại tương tự vậy của hãng khác lại lên đến cả chục và trăm triệu đồng. Vì vậy bạn càng bỏ ra nhiều tiền thì mỗi linh kiện trong chiếc âm ly của bạn sẽ lại càng cao cấp hơn, và đó mới là yếu tố chính giúp cho cái âm ly của bạn đưa ra tín hiệu âm thanh sạch sẽ, chi tiết và hay tới đâu.
Tóm lại, khi mua âm ly thì chỉ cần chọn một cái âm ly phù hợp với nhu cầu bản thân, dựa trên các yếu tố mình đã chia sẻ, chứ không nên quan tâm nhiều đến Class âm ly đó là thuộc loại nào. Cuối cùng nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào khác về lĩnh vực âm thanh thì cứ để lại bình luận phía dưới, hoặc liên hệ trực tiếp với ĐTLA để được hỗ trợ bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Bây giờ thì xin chào các bạn và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.