Điện tử Linh Anh

Tìm hiểu về loa bookshelf active liền âm ly. Nên chọn loa active đồng bộ hay dàn loa phối ghép rời?

Bạn đã từng nghe đến khái niệm loa Bookshelf nhưng còn mơ hồ chưa biết nó là gì? Hay còn băn khoăn nên lựa chọn một bộ loa Acitve đồng bộ hay một dàn âm thanh Passive ghép rời? Hãy cùng Điện Tử Linh Anh  tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trước khi đi vào tìm hiểu loa Bookshelf Active, đầu tiên chúng ta cần biết dòng loa Active là gì và phân biệt loa Active với loa Passive, sau đó sẽ tiếp tục tìm hiểu đến loa Bookshelf là gì các bạn nhé!

 

1. Loa Active liền âm ly là gì? Loa Passive là gì?

1.1 Khái niệm về loa Active liền âm ly, hay còn gọi là loa chủ động

Loa Active là dòng loa được tích hợp sẵn mạch công suất (âm ly) bên trong loa, thậm chí là có cả mạch giải mã luôn, và chắc chắn gồm cả khối nguồn cấp điện cho hệ thống rồi, nên chúng ta chỉ cần cắm điện vào là chơi nhạc được ngay từ các nguồn phát nhạc, không cần đến một hệ thống âm ly rời phức tạp như loa Passive phổ thông.

Đặc điểm nhận biết loa Active là thường sẽ có lỗ cắm điện nguồn, nút mở nguồn, đèn báo hiệu và nút Volume, ngoài ra nhiều nhà sản xuất còn trang bị thêm mạch chỉnh âm sắc Bass, Trebble, Mid,... rồi mạch giải mã và kết nối nhạc không dây qua Bluetooth, Wifi luôn.


Loa Active sẽ có nhiều núm vặn chỉnh âm sắc

Lợi thế của dòng loa Active là cho phép bạn nghe nhạc nhanh chóng mà không cần đến một dàn âm thanh đầy đủ kiểu phổ thông với các thiết bị ghép rời cắm dây sang nhau, hơn nữa loa Active một số loại còn có mạch kết nối truyền nhạc không dây qua Bluetooth hoặc Wifi, nhờ đó mà bạn có thể nghe những bản nhạc yêu thích bất cứ lúc nào, chỉ cần cắm điện, kết nối  2 loa lại với nhau không dây hoặc có dây, sau đó dùng một nguồn phát nhạc là xong, thậm chí còn có thể lấy nguồn nhạc trực tiếp trên mạng mà không cần đến đầu đĩa hay điện thoại,...

Cách thức hoạt động của loa Active

Thông thường, một dàn âm thanh Hi-fi cơ bản sẽ có các thành phần cơ bản là một nguồn phát nhạc có thể là máy tính, đầu đĩa, điện thoại, máy nghe nhạc cầm tay, sau đó là một chiếc Pre-amp, một Power-amp và một cặp loa có tích hợp mạch phân tần bên trong hoặc ngoài.


Nguyên lý hoạt động của hệ thống sử dụng loa Passive

Nguồn phát nhạc có thể là smartphone, máy tính, đầu đĩa hay bất cứ thiết bị gì. Sau khi đã có nguồn nhạc rồi, thì chiếc Pre-amp sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển đổi giữa các nguồn nhạc trong trường hợp bạn sử dụng nhiều hơn 1 nguồn phát, đây cũng là bộ phận đảm nhiệm chức năng kiểm soát và tăng giảm âm lượng của cả hệ thống, hoặc cũng có một số pre-amp có cả tính năng chỉnh âm sắc Bass Treble Mid cho phần nhạc.

Tín hiệu sau khi tiếp nhận bởi Pre-amp thì sẽ được chuyển qua Power-amp để khuếch đại lên tới cường độ đủ lớn để đưa ra cặp loa mà bạn đang sử dụng. Tuy nhiên tín hiệu từ Power-amp sẽ không được chuyển trực tiếp tới củ loa mà sẽ thông qua một bộ phân tần để tách tín hiệu và phân dải tần hoạt động cho riêng từng củ loa một.

Lý do cần phân tách tín hiệu là vì thông thường với một chiếc loa 2 đường tiếng  sẽ sở hữu 2 củ loa khác nhau, gồm 1 củ loa tweet  sẽ tiếp nhận tín hiệu có tần số cao, và một củ loa to hơn là loa mid-bass sẽ tiếp nhận âm thanh có tần số trung và tần số thấp.

Đối với  trường hợp của loa Active thì sẽ có một chút khác biệt nhỏ. Thường thì khi tín hiệu sau khi được tiếp nhận từ Pre-amp được đặt bên trong loa, thì sẽ dẫn đến mạch phân tần luôn để phân tách các dải tần số rồi mới chuyển đến các âm ly tích hợp bên trong loa, sau đó sẽ đến trực tiếp củ loa. Đối với mô hình này thì chúng ta sẽ có nhiều hơn một chiếc Power-amp và mỗi Power-amp sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận một dải tín hiệu nhất định, và khuếch đại âm thanh cho một củ loa nhất định. Chính vì bên trong những chiếc loa Active có rất nhiều những thiết bị như vậy nên hầu hết chúng sẽ được sử dụng các linh kiện nhỏ, thường sử dụng cho mạch công suất Class D.


Nguyên lý hoạt động của hệ thống loa Acitve

Ưu điểm của loa Active

Loa Active ưu điểm lớn nhất là tính đồng bộ, và cùng vì tính đồng bộ cao nên các bạn luôn mua được những loa có âm thanh tốt nhất với mức giá hợp lý hơn hẳn với việc bỏ cùng số tiền đó ra để ghép dàn âm thanh rời, cũng dễ hiểu vì các thiết bị âm ly, pre-amp, DAC giải mã,... đều nằm trong loa chứ không phải đóng thùng rời bên ngoài, không cần nhiều dây dẫn, và hãng bán được nhiều thiết bị trong một nên đây sẽ là yếu tốt giúp giá thành hợp lý hơn nhiều.

Các kỹ sư âm thanh của hãng luôn tính toán làm sao để các thiết bị như bộ giải mã, pre-amp, âm ly, các củ loa bên trong luôn đạt hiệu suất âm thanh cao nhất, tương thích đồng bộ lẫn nhau, vì thế độ bền của loa cũng cao hơn.

Vì là loa tích hợp nên người dùng sẽ có được những công nghệ mới nhất ở thời điểm loa ra mắt, ví dụ các đường vào Phono cắm đĩa than, đường vào quang học hay hdmi cho tivi, đường vào không dây Bluetooth, Wifi cho điện thoại

Loa đồng bộ nên việc cài đặt ban đầu và phối ghép là không cần thiết, do việc này đã được các kỹ sư âm thanh của hãng làm rồi, nên phù hợp với người dùng cần sự đơn giản và không cần tìm hiểu nhiều kiến thức chuyên sâu về âm thanh.

Không phải đi dây dợ lằng nhằng, vì thế hệ thống cũng nhỏ gọn dễ bày trong các không gian, vị trí trật hẹp. Thêm vào đó là hãng thường cắt tần sao cho loa có thể phát ra âm thanh hài hòa ở cả 3 dải âm, nghe được đa thể loại nhạc, nên việc mua thêm thiết bị hay sub trầm thường cũng không cần thiết nếu không gian bày là nhỏ và vừa.

Nhược điểm của loa Active

Dễ nhận thấy nhất đó là nhược điểm về việc nâng cấp trong tương lai, khi các bạn vẫn muốn sử dụng cặp loa đó, nhưng muốn ghép với âm ly khác, hoặc muốn sử dụng âm ly đó để ghép với cặp loa khác để có được chất âm khác. Nhưng mình nghĩ các ông kỹ sư cũng đã làm loa và âm ly đồng bộ để phát huy hết khả năng của nhau rồi, nên việc thay đổi thiết bị kiểu như vậy cũng không nên làm.

Nhược điểm thứ hai là khi loa bị lỗi ở đâu đó thì kỹ thuật viên sẽ mất thêm thời gian để xác định lỗi trong quá trình sửa chữa, do các mạch điện đồng bộ trên một bo mạch và đặt bên trong loa. Thêm nữa là việc thay thế linh kiện sẽ phải được hãng thực hiện, do các thiết bị đồng bộ thường sẽ sử dụng linh kiên đặc biệt của nhà sản xuất.

1.2 Tìm hiểu về loa Passive. Ưu điểm và nhược điểm

Loa Passive là gì?

Loa Passive là dòng loa không  tích hợp sẵn công suất bên trong loa, nó khác với dòng loa Active là khi hoạt động, nó cần phải có một âm ly rời để kéo, khuếch đại. Phía sau loa thường chỉ có duy nhất một cặp đường vào nối âm thanh + và -

Ưu điểm của loa Passive

- Vận hành khá đơn giản, dễ phát hiện và xử lý sự cố: Một dàn âm thanh ghép rời sử dụng loa Passive thì các bộ phận tách biệt, được kết nối với nhau bằng dây tín hiệu, nên khi xảy ra sự cố thì chúng ta có thể dễ dàng phát hiện nguyên nhân và khắc phục, thay thế thiết bị đơn giản.

- Đa dạng về kích thước và công suất: Do không bị hạn chế về kích thước, nên nhà sản xuất có thể thoải mái “nhồi nhét” những củ loa trong những thùng loa lớn, rồi ghép với những âm ly lớn bên ngoài với công suất cao, sẽ thích hợp trình diễn ở không gian lớn hoặc ngoài trời.
Hơn nữa việc thay đổi thiết bị trong hệ thống, để thay đổi chất âm cho từng thể loại nhạc cho phù hợp cũng đơn giản hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì loa Passive cũng có những nhược điểm như:

- Vì là nhiều thiết bị phối ghép cắm dây lại với nhau, nên sẽ lằng nhằng khó di chuyển và setup trong những không gian nhỏ, và cần người có kỹ thuật viên để kết nối và cài đặt ban đầu cho người dùng phổ thông.

- Cần có một hệ thống  Pre-amp và Power-amp, cần nhiều dây kết nối, nên muốn setup một hệ thống phức tạp thì đòi hỏi người chơi cần có một số kiến thức nhất định thì mới có thể khai thác triệt để sức mạnh mà các chi tiết mang lại.


Loa Passive đa dạng về kích thước và công suất

2. Loa Bookshelf Active liền âm ly

Đúng như  tên gọi, loa Bookshelf Active (loa kệ sách) là dòng loa thùng có kích thước nhỏ gọn, thường được đặt trên măt tủ đồ hoặc trên kệ sách, mặt bàn hay bất cứ không gian nào trong phòng. Loa được thiết kế tối giản nhất có thể, được các kỹ sư âm thanh chú trọng đến chất lượng âm thanh và sự đồng bộ giữa các thiết bị đặt bên trong loa.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng loa khác nhau đi theo hướng sản xuất loa Bookshelf Active, mỗi hương hiệu lại có hướng đi và chiến thuật riêng cho mình, chính vì thế mà có những loa Acive nhỏ gọn nhưng cho ra âm Bass rất uy lực, làm người nghe ngạc nhiên, những cũng có hãng lại đẩy độ chi tiết âm lên cao, dải cao lung linh và trung âm ngọt ngào mượt mà. Vì vậy người nghe có thể lựa chọn loa hay nhất cho GU âm nhạc của mình với một chi phí luôn là rẻ nhất, rẻ hơn khá nhiều với việc phối ghép loa Passive rời kiểu truyền thống.

 


Kích thước nhỏ gọn của loa Bookshelf có thể để vừa trên kệ sách

Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của loa Bookshelf

Từ trước những năm 60 của thế kỷ trước, mọi người chỉ quan tâm đến dòng loa thùng có kích thước lớn, thiết kế bắt mắt, sang trọng,  vì theo họ, loa càng to thì chất lượng âm thanh càng hay, càng đắt tiền còn những loa bé hơn thì âm thanh không có gì ấn tượng.

Tuy nhiên từ những năm 60 thì quan điểm này hoàn toàn thay đổi, các nhà sản xuất chú trọng đến những chiếc loa nhỏ, tích hợp thêm nhiều tính năng nổi bật, cũng như chăm chút về thiết kế hơn, giúp cho âm thanh phát ra sống động chân thực không kém gì các loa thùng cỡ lớn. Đây cũng là bước ngoặt vĩ đại trong lĩnh vực âm thanh ánh sáng.

Người đầu tiên sáng tạo ra loa Bookshelf  là Henry Kloss và Edgar Villchur, họ đã đổi mới các phương thức sản xuất cũ bằng hệ thống treo âm thanh.

Tại một số thị trường khác trên thế giới, khi mà loa Bookshelf bùng  nổ, trở thành trào lưu, các nhà sản xuất đã nhanh chóng đưa các kỹ thuật tiên tiến vào thiết bị, điều này đã góp phần rất lớn cho sự phát triển cũng như đưa loa Bookshelf tiến  lên vị trí cao hơn trong lòng người tiêu dùng.

Ưu điểm của loa Bookshelf

Loa Bookshelf mang một số ưu điểm ấn tượng như:

- Kích thước nhỏ gọn: Nhờ vào kích thước nhỏ gọn, đặc biệt là chiều cao nên loa Bookshelf tương đối linh hoạt, người dùng có thể dễ dàng lắp đặt ở bất kỳ đâu, kể cả những phòng nghe nhỏ hẹp, không gian cực kỳ hạn chế.

- Âm thanh chân thực, chất lượng: So với loa cột, loa thùng cỡ lớn thì âm thanh của loa Bookshelf có vẻ thích hợp với không gian phòng kín hơn. Âm thanh ở mức vừa phải do công suất bị hạn chế, không quá to khiến chói tai cũng không quá bé.

- Cấu tạo tối ưu cho âm thanh: Cấu trúc loa Bookshelf thường có 2 đường tiếng với 2 củ loa và một mạch phân tần giúp loa quản lý tốt về mặt tần số và pha  giữa các củ loa, mang lại âm thanh chân thực, linh động, đáp ứng tốt các nhu cầu của bạn.

- Giá thành phù hợp:  So với các loa thùng  cùng loại thì loa Bookshelf giá thành rẻ hơn nhiều, mà không tốn thêm chi phí mua thêm Pre-amp, Power-amp hay các dây đấu nối đi kèm.

- Thiết kế đẹp mắt: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dòng loa Bookshelf với nhiều kiểu dáng khác nhau, nên người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với thiết kế căn phòng của mình.

- Độ bền cao, tối ưu hóa về phần cứng và chất lượng âm thanh: Các nhà sản xuất hiểu được tầm quan trọng của sản phẩm này cho nên đã chăm chút tỉ mỉ từ kiểu dáng đến chất lượng sản phẩm. Các linh kiện của  loa Bookshelf đều được chọn lọc kỹ lưỡng, kiểm định nghiêm ngặt, để tạo ra thiết bị hoàn hảo nhất..


Bạn có thể đặt loa Bookshelf ở bất cứ đâu

Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thì loa Bookshelf cũng có những nhược điểm như:

- Hiệu năng trình diễn còn hạn chế: Nhược điểm lớn nhất của loa Bookshelf chính là ở hiệu năng trình diễn và công suất chỉ ở mức vừa phải nên sẽ không đáp ứng được ở những không gian lớn. Chắc chắn việc này trong tương lai sẽ được giải quyết 

- Âm bass không sâu: Chính vì kích thước nhỏ gọn nên củ loa cũng có kích thước nhỏ nên không đáp ứng được dải tần số thấp của âm trầm. Chính vì thế tiếng bass thường không sâu và  mạnh mẽ như các dòng loa thùng kích thước lớn. Để khác phục tình trạng này thì người dùng có thể sử dụng thêm một subwoofer rời.

- Kích thước nhỏ gọn: Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của loa Bookshelf đối với những người có phong cách chơi hoành tráng, họ thường chọn những loa có kích thước lớn,mạnh mẽ.

- Khó sửa chữa: Vì đa phần các bộ phần và kết nối đều nằm trên mạch điện tử nên khi xảy ra những vấn đề hư tổn nhỏ thì đối với người sử dụng không chuyên về điện tử sẽ khó lòng kiểm tra và khắc phục được.

Xem thêm: Loa Bookshelf Active - Giải pháp âm thanh Hi-Fi cho mọi không gian

3. Nên chọn loa active đồng bộ hay dàn loa phối ghép rời?

Mỗi dòng loa sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng sẽ có những lựa chọn khác nhau.

Ví dụ bạn muốn nghe nhạc trong một không gian phòng ngủ không quá rộng, chỉ khoảng 30 mét vuông và cần một hệ thống âm thanh đơn giản với nguồn phát nhạc chính là chiếc điện thoại hay máy tính bảng của mình thì một cặp loa Bookshelf Active sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Còn nếu yêu cầu lớn hơn, thích những bản nhạc sôi động ở một không gian lớn hơn như phòng khách hoặc tiệc ngoài trời thì một hệ thống loa  Passive công suất lớn sẽ đem đến những trải nghiệm ấn tượng nhất.

Bạn đọc quan tâm về sản phẩm dàn karaoke có thể tham khảo bài viết hướng dẫn Nên chọn dàn Karaoke đồng bộ chính hãng hay dàn ghép rời cho phòng hát gia đình?

Đang cập nhật...
Bạn đang xem: Tìm hiểu về loa bookshelf active liền âm ly. Nên chọn loa active đồng bộ hay dàn loa phối ghép rời?
Bài trước Bài sau
Tìm cửa hàng
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
99 Hồ Ba Mẫu, Đống Đa, HN 0989 142 688
117 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, HN 0946 142 688
27 Hàm Nghi, Thanh Khê, Đà Nẵng 0989 142 668
151 Nguyễn Duy Dương, Q10, HCM 0833 122 688
559 Phan Văn Trị, Q Gò Vấp, HCM 0984 522 688
129 Bình Thới, P11, Q11, HCM 0922 142 688
Giỏ hàng