Điện tử Linh Anh

Đánh giá JBL Xtreme 4: nâng cấp đáng tiền? tích hợp AI, pin rời

JBL Xtreme 4 là mẫu loa mới nhất vừa được ra mắt của thương hiệu JBL đình đám. Với mức giá chênh lệch tới hơn 1,5 triệu thì chắc chắn không ít người sẽ chần chừ với bản nâng cấp này. Vì vậy bài viết này sẽ đánh giá JBL Xtreme 4 và so sánh với Xtreme 3, để xem bản phiên bản này có gì mới, có nên nâng cấp hay không?

1. Thiết kế JBL Xtreme 4 cải tiến nhiều so với đời 3

Tổng quan thì ngoại hình và kích thước của đời 3 và đời 4 gần như tương đương nhau, vẫn hình dáng trụ tròn đặc trưng của JBL. Phiên bản này cũng có 3 màu là xanh dương, đen và màu rằn ri camo. Các mặt vẫn được bao bằng ê-căng vải chống thấm. Tuy nhiên đi vào chi tiết thì sẽ thấy có khá nhiều thay đổi.

thiết kế loa xtreme 4 so với xtreme 3

Đầu tiên là mặt dưới loa. Thông thường ở Xtreme 3 thì dải cao su chống rung ở đáy rất hay bị bong ra, nên là sang Xtreme 4 thì hãng đã bỏ luôn và thay bằng một chân cao su liền với loa chắc chắn hơn hẳn. Đây cũng là phần để pin, tý mình sẽ mở ra cho các bạn xem sau.

thay đổi trong thiết kế xtreme 4

Phần viền cao su ở hai đầu loa cũng thay đổi về thiết kế, trên xtreme 3 có 3 dải cao su còn Xtreme 4 là 4 dải đối xứng. Chất liệu phần cao su mềm hơn, độ bám và khả năng chống rung cũng tốt hơn, khi bật âm lượng lớn nhất cũng không bị xê dịch.

đánh giá jbl xtreme 4

Ở mặt trên thì vẫn là 6 nút bấm tương tự đời 3 gồm tắt bật nguồn, tăng giảm âm lượng, pause/ play và một nút mới này là công nghệ Auracast để kết nối nhiều loa. Nhưng cách bố trí của Xtreme 4 thì khá thô, các nút to, nổi hẳn lên mặt loa và phải chia làm 2 hàng. Bù lại thì độ sáng của đèn báo rõ hơn hẳn, nên nhìn ngoài trời vẫn rõ.

đánh giá thiết kế xtreme 4

Ở phía sau thì Xtreme 3 trước đây có một nắp cao su, mở ra bên trong là cổng nguồn và cổng AUX. Còn Xtreme 4 thì chỉ có 1 cổng type C để cắm sạc vào, hoặc sạc out ra cho các thiết bị di động. Cổng này có thể sạc nhanh tự chỉnh dòng điện 5V/3A, 9V / 2A, 11V / 2A tùy theo thiết bị. 

Hãng đã bỏ hẳn cổng AUX, cổng type C thì không truyền được nhạc. Điều này chắc chắn sẽ gây bất tiện cho những ai muốn cắm micro hát hay để cắm đầu đĩa, vì giờ Xtreme 4 chỉ có thể truyền nhạc qua Bluetooth.

Xtreme 4 vẫn chống nước IP67 nhưng với cổng sạc lộ thiên như này thì nếu dính nước thì nên chờ khô cổng thì hẵng cắm điện sạc.

cổng kết nối trên xtreme 4

2. Nâng cấp pin tháo rời cực kỳ giá trị

Một nâng cấp phần cứng khá quan trọng trên Xtreme 4 đó chính là pin. Không chỉ tăng dung lượng, mà JBL còn thay đổi thiết kế pin cho các dòng loa mới ra mắt 2024. Nếu bạn nào đang sở hữu Xtreme 3 thì cũng biết là việc thay pin cho Xtreme 3 rất vất vả, vì Muốn thay pin thì phải tháo bung ra và chắc chắn ít nhiều ảnh hưởng đến chống nước chống bụi.

Nhưng với Xtreme 4 thì  các bạn chỉ cần vặn 2 con ốc mở phần đáy loa ra. Lưu ý là khi cạy nắp này ra, tuyệt đối không chọc vào xung quanh vì sẽ làm ảnh hưởng đến seal chống nước. Chỉ được đặt tua vít ở ngay cái khớp nối này để cậy phần nắp ra.

tháo pin loa xtreme 4

Xong đó cầm vào phần tag màu cam này, kéo nhẹ Là có thể dễ dàng rút viên pin ra cực kỳ đơn giản.

cách thay pin loa xtreme 4

Trên website của hãng ở một số thị trường đã bán riêng viên pin cho các dòng loa mới. Xtreme 4 và Stage 320 sẽ dùng cùng một loại pin JBL Battery 400 với giá là 99 đô khoảng 2 triệu rưỡi tiền việt. Nên có lẽ sắp tới mọi người có thể mua riêng pin để tự thay ở nhà, hoặc mua thêm một pin dự phòng để sử dụng thoải mái khi đi chơi, đi du lịch nếu không có điều kiện sạc lại.

mua pin jbl xtreme 4

Như mình đã nói ở trên là Xtreme 4 và Stage 320 dùng chung một loại pin, nên các bạn cũng có thể tưởng tượng một con loa Bluetooth di động mà lại dùng chung pin với một con loa kéo thì dung lượng pin của Xtreme 4 sẽ khủng thế nào.JBL trang bị cho Xtreme 4 một viên pin 7.2 V/9444 mAh dung lượng gần gấp đôi Xtreme 3. 

Mình mình đã thử nghe gần max volume khoảng 5 6 tiếng mà vẫn còn nghe tiếp được khá lâu nên với nếu sử dụng hằng ngày thì các bạn có thể nghe đến mười mấy, 20 tiếng tùy vào mức âm lượng.

Dù dung lượng pin rất cao nhưng với cục sạc nhanh mà hãng tặng kèm thì tổng thời gian sạc đầy chỉ mất 3 tiếng rưỡi. Hoặc nếu trong lúc gấp gáp thì chỉ cần 10 phút sạc nhanh là có thể chơi nhạc được trong 2 giờ liên tục ở mức âm lượng trung bình.

jbl xtreme 4 có dung lượng pin khủng

3. Tính năng kết nối nhiều loa mới: Auracast

Một cải tiến nữa cũng rất đáng chú ý là trên các dòng loa mới ra mắt 2024 của JBL như Stage 320, Club 120, Go 4 và cả Xtreme 4 có thể thấy hãng đã thay đổi nút kết nối nhiều loa thành kí hiệu Auracast. 

kết nối auracast trên xtreme 4

Với công nghệ này, loa chính sẽ đảm nhiệm chức năng như một trạm phát sóng và bất cứ thiết bị nào trong vùng phủ sóng có thể tiếp sóng một cách dễ dàng. Ưu điểm của phương pháp này là cho băng thông tốc độ cao nên không bị trễ, tín hiệu chất lượng đầy đủ hơn so với kết nối thông thường, hạn chế việc bị nhiễu nếu trong phòng có các thiết bị phát sóng không dây khác. Ngoài ra vì cơ chế phát và thu sóng một chiều, nên sẽ không có giới hạn về số lượng thiết bị nhận, cho dù bao nhiêu loa kết nối vào hệ thống thì cũng không bị giật lag.

Đặc biệt mình đã test thử thì phạm vi kết nối cực kỳ rộng, mình test thử nếu trong không gian rộng, không có vật cản thì hai loa có thể kết nối ổn định trong phạm vi khoảng 20m2.

phạm vi kết nối hai loa xtreme 4

Ngoài ra, có một điều mình thấy khá thú vị, đó là Auracast là một công nghệ do bên thứ ba phát triển, điều này đồng nghĩa không chỉ JBL mà các hãng âm thanh khác cũng có thể áp dụng công nghệ này, như Sennheiser hoặc Marshall đã có thông tin. 

Vì vậy nếu trong tương lai Auracast trở thành một chuẩn tín hiệu chung giữa các thiết bị khác nhau, thì có thể, nhấn mạnh là có thể thôi nha, nó sẽ cho phép chúng ta ghép nối không dây thiết bị của các thương hiệu khác nhau. Như kiểu ghép loa JBL với tai nghe Marshall, loa Klipsch với loa Bose. nghe khá là hứa hẹn đúng không? Nhưng điều này cũng sẽ phụ thuộc vào liệu các hãng họ có thiết kế các rào cản để không thể kết nối với thương hiệu khác không? Để kiểm chứng điều này thì chắc cần một thời gian nữa, khi mà công nghệ này phổ biến hơn, thì mới có thể xác nhận được.

công nghệ auracast trên xtreme 4

4. Ứng dụng JBL Portable, Xtreme 4 vẫn có kết nối Partyboost

Thêm một tin vui nữa là dù nút bấm trên loa đã thay đổi nhưng Xtreme 4 vẫn có thể kết nối với các loa đời trước sử dụng Party Boost như Xtreme 3, Flip 6, Pulse 5. Chỉ khác là phải thêm thao tác truy cập vào App JBL Connect thay vì ấn trực tiếp nút trên loa.

Thao tác kết nối sẽ trực quan hơn khi sử dụng app, bạn có thể tùy chọn kết nối Stereo chia kênh trái phải với một loa Xtreme 4 khác, hoặc kết nối mono để nhiều loa cùng phát nhạc đồng thời dành cho dùng trong các không gian rộng.

Để kết nối thì các bạn truy cập vào app JBL Connect rồi chọn mục Stereo Pair để kết nối 2 loa đánh trái phải. 

Hoặc chọn mục Party Together để kết nối nhiều loa ở dưới màn hình chính này nhé. Ở đây các bạn ấn vào dấu ? ở góc phải sẽ có hướng dẫn ghép nối loa. Mình có thể chọn What is Party Together để kiểm tra xem là những loa nào có thể ghép nối với nhau. Ví dụ như ở đây thì Xtreme 4 có thể ghép với BB2, BB3, Charge 5, Flip 5, vân vân.

kết nối 2 loa xtreme 4

Ngoài ra trên app cũng có một số chức năng tùy chỉnh khác như chỉnh EQ 5 dải, tùy chọn các Preset có sẵn.

Hoặc có thể bật tắt Playtime Boost. Chế độ này sẽ kéo dài thời gian sử dụng của loa lên thêm 6 tiếng, nhưng cũng đồng thời làm giảm đi dải trầm và tăng nhẹ dải mid treble, để bạn vẫn có thể nghe rõ âm thanh mà không cần tiêu tốn quá nhiều pin.

Điều mình thích ở ứng dụng này loa nó hoạt động rất ổn định, bạn chỉ cần bật loa lên, chỉ cần khoảng 5 6 giây là mọi thứ sẽ tự động kết nối. Đơn giản và không cần thao tác gì phức tạp.

ứng dụng jbl portable

5. Củ loa và chất âm của JBL Xtreme 4

Tiếp theo là phần mà các bạn chắc chắn quan tâm nhất, chất âm của loa. Đầu tiên phải khẳng định, đối với mình Xtreme 4 hoàn toàn thỏa mãn mục đích làm một chiếc loa chuyên cho tiệc tùng.  m trầm của loa mạnh mẽ, giàu năng lượng, mà không làm mất đi chi tiết ở dải trung và cao của ca khúc. 

Công suất của Xtreme 4 khi cắm điện là 100W, còn khi dùng pin là 70W, vẫn tương đương đời 3. Tuy nhiên Xtreme 4 có cách phân chia công suất khác biệt, đem đến phần low bass mạnh hơn với 2 củ woofer 30W và 2 tweeter 20W, so với Xtreme 3 là chia đều 25W cho 4 củ loa. Phần màng cộng hưởng thì mình thấy Xtreme 4 cứng hơn một chút, biên độ giao động cũng nhỏ hơn.

công suất trên xtreme 4

JBL cũng đã thay đổi trong bộ xử lý nhờ áp dụng công nghệ AI Sound Boost. Theo thông tin từ hãng AI sẽ kiểm soát tín hiệu âm thanh và giao động của củ loa theo thời gian thực. Nhờ đó giúp đẩy củ loa lên công suất tối đa đồng thời hạn chế méo tiếng khi bật âm lượng lớn và cải thiện chiều sâu của dải trầm. Vậy nên dải trầm của Xtreme 4 có thể xuống tới 44Hz trong khi Xtreme 3 chỉ đạt được 53.5 Hz.

công nghệ ai trên xtreme 4 có hữu dụng

Nhưng bất chấp những thay đổi này, bản thân cấu hình âm thanh của Xtreme 4 vẫn gần như tương đồng với phiên bản đời 3. Đây cũng không phải điều gì xấu vì thực tế cải tiến lớn nhất trong âm thanh của Xtreme 4 là việc xử lý được hiện tượng méo tiếng ở mức âm lượng cao.

Ví dụ như khi để ở mức 50% sẽ thấy Xtreme 3 có âm thanh lớn hơn vì loa đang đẩy công suất cho loa trầm (woofer) nhiều hơn. Tuy nhiên, khi vượt quá 75% âm lượng, Xtreme 3 sẽ bắt đầu giảm công suất woofer để bảo vệ củ loa, khiến tổng thể âm thanh quá nhiều treble và thiếu bass.

Ngược lại thì Xtreme 4 nhờ công nghệ AI Sound Boost nên được kiểm soát tốt hơn.  Âm thanh sẽ tăng đều theo từng mức âm lượng. Khi âm lượng lên thì toàn bộ âm thanh sẽ tăng lên theo. Đồng thời cho âm thanh cân bằng, đồng nhất ở mọi mức âm lượng. Vì vậy có thể bạn sẽ cảm thấy Xtreme 4 nghe hơi nhỏ khi ở mức âm lượng thấp. Nhưng bù lại sẽ khắc phục tình trạng thiếu bass khi nghe nhỏ, chói gắt khi ở âm lượng cao. Các bạn có thể nghe thử ở phần cuối video.

6. Có nên nâng cấp lên JBL Xtreme 4 không?

Vậy câu hỏi quan trọng nhất có đáng giá để nâng cấp lên Xtreme 4 hay không? Theo mình đánh giá thì hầu hết các nâng cấp đáng chú ý trên Xtreme 4 đều tập trung ở tính năng và trải nghiệm sử dụng. Ví dụ như pin trâu hơn, giảm méo tiếng khi ở âm lượng cao, kết nối Bluetooth cao hơn, ghép nối nhiều loa ổn định. 

Còn về chất âm thì đúng là khi nghe cạnh nhau có thể cảm thấy Xtreme 4 cho âm bass mạnh hơn, âm thanh đồng đều và ấn tượng hơn, tuy nhiên về tổng thể thì vẫn là chất âm gần như hoàn toàn tương đồng. 

Nhìn chung Xtreme 4 đêm đến một trải nghiệm tổng thể khá tốt, khắc phục được một số nhược điểm của Xtreme 3 tuy nhiên sự nâng cấp vẫn chưa thực sự khác biệt. Vì vậy, mình thấy nếu các bạn đang dùng Xtreme 3 rồi thì không thực sự cần phải nâng cấp lên Xtreme 4.

Còn nếu để mua mới, thì nếu có ngân sách dư dả thì nên chọn Xtreme 4 vì vì loa có tuổi thọ lâu hơn nhờ pin rời, cộng thêm kết nối Auracast chắc chắn sẽ vẫn được sử dụng trong ít nhất là 3 năm tiếp theo. Trong khi Party Boost trên Xtreme 3 có dấu hiệu đang dần bị loại bỏ. Nên về lâu dài thì Xtreme 4 sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, thì với mức giá chỉ còn hơn 5 triệu thì hiện nay Xtreme 3 vẫn là lựa chọn hợp lý cho dòng loa di động ngoài trời.

Loa JBL Xtreme 4 giá tốt nhất
Loa JBL Xtreme 4
7.390.000₫
  • Mua kèm Micro A1 giá 690k
  • Giảm đến 30% khi mua kèm túi, phụ kiện.
  • Đặt mua ngay qua hotline 0989 142 688 để được GIÁ TỐT NHẤT
  • Hỗ trợ thu cũ lên đời sản phẩm mới mức giá hữu nghị nhất.
  • Tặng 10.000 file nhạc Lossless, DSD tuyển chọn chất lượng cao.
  • Nơi nào GIÁ RẺ, Linh Anh RẺ HƠN – Nhưng Giá trị hơn hết vẫn là sự hài lòng của bạn
JBL Xtreme 3 Xtreme 4
Bạn đang xem: Đánh giá JBL Xtreme 4: nâng cấp đáng tiền? tích hợp AI, pin rời
Bài trước Bài sau
Tìm cửa hàng
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
99 Hồ Ba Mẫu, Đống Đa, HN 0989 142 688
117 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, HN 0946 142 688
27 Hàm Nghi, Thanh Khê, Đà Nẵng 0989 142 668
151 Nguyễn Duy Dương, Q10, HCM 0833 122 688
559 Phan Văn Trị, Q Gò Vấp, HCM 0984 522 688
129 Bình Thới, P11, Q11, HCM 0922 142 688
Giỏ hàng